TS Nguyễn Xuân Diện chỉ chụp được vài bức hình khi hội trường mở trước giờ Hội nghị.
TS NGUYỄN XUÂN DIỆN TƯỜNG TRÌNH
HỘI NGHỊ CỬ TRI CƠ QUAN
14h00 ngày Thứ Sáu 08.04.2016, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) tổ chức “Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác đối với người ứng cử ĐBQH khóa 14. Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 01 người ứng cử là Ông Nguyễn Xuân Diện.
Mở đầu, Bà Đỗ Thị Bích Tuyển (TS. Chủ tịch Công đoàn Viện) nêu lý do cuộc họp và giới thiệu khách mời.
Có 02 đại biểu là khách mời của hội nghị là:
1- Ông Trần Minh Tuấn, PGS.TS, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
2- Ông Nguyễn Đức Tâm, chuyên viên của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Bà Đỗ Thị Bích Tuyển thông báo chương trình Hội nghị.
Ông Nguyễn Tuấn Cường, TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì hội nghị.
Ông Nguyễn Tuấn Cường giới thiệu thư ký hội nghị là ông Dương Văn Hoàn.
(Không hỏi ý kiến biểu quyết).
Ông Nguyễn Tuấn Cường nêu ra các Nội quy cuộc họp: Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm hội nghị.
Tổng số cử tri có mặt: 61 vị (vắng 03 người là Bà Phạm Thùy Vinh, Ông Đinh Khắc Thuân, Bà Nguyễn Thị Dương).
Ông Nguyễn Tuấn Cường đọc 5 tiêu chuẩn đối với người ứng cử ĐBQH, và những trường hợp không được ứng cử ĐBQH.
Ông Nguyễn Tuấn Cường giới thiệu Bà Trương Thị Thủy (Thạc sĩ, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính) đọc tóm tắt Tiểu sử của người ứng cử ĐBQH và các văn bản liên quan.
Bà Trương Thị Thủy lên đọc:
- Sơ yếu lý lịch của Ông Nguyễn Xuân Diện.
- Đọc Đơn Tố cáo của Ông Nguyễn Đình Thắng có địa chỉ 72 Cầu Gỗ tố cáo Ông Nguyễn Xuân Diện khai lý lịch chưa trung thực về mục Các hình thức xử lý kỷ luật. Đơn cho biết Ông Diện khôn khai: Năm 2012 ông Nguyễn Xuân Diện bị Sở Thông tin Truyền thông (TT-TT) Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đến nay vẫn chây ỳ chưa chịu nộp phạt.
- Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã gửi Công văn đến Sở TT-TT HN để yêu cầu xác minh làm rõ nội dung đơn thư của ông Nguyễn Đình Thắng.
- Công văn hồi đáp của Sở TT –TT do Chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh ký xác nhận về việc Ông Nguyễn Xuân Diện bị Sở này xử phạt vi phạm hành chính. Và ông Nguyễn Xuân Diện không chấp hành quy định xử phạt hành chính.
- Công văn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có công văn hồi đáp công văn do Viện Nghiên cứu Hán Nôm đề nghị cung cấp thêm thông tin liên quan đến ông Nguyễn Xuân Diện. Theo đó, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thông báo có nhận được công văn số 727/A87-P4 của Cục An ninh văn hóa – Bộ Công an về việc ông Nguyễn Xuân Diện năm 2009 lập blog cá nhân để đăng tải các bài viết: Phản đối các dự án Bô xít Tây Nguyên, Đường sắt Cao tốc; Ký tên Kiến nghị 72; Cẩm nang biểu tình; Kêu gọi kích động biểu tình chống Trung Quốc. Ông Nguyễn Xuân Diện đã bị Sở TT –TT HN xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng và sau đó đã ra QĐ cưỡng chế vi phạm hành chính, nhưng đến nay chưa chấp hành. Công văn này cũng cho biết đã nhận được đơn của Ông Hoàng Đức Đồng, Thương binh nặng Hà Nội tố cáo ông Nguyễn Xuân Diện. Công văn của Cục An ninh Văn hóa, Bộ Công an do Đại tá Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Cục trưởng ký.
Ông Nguyễn Tuấn Cường: Nội dung phản ánh nằm ngoài chức năng của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nên chúng tôi đã gửi văn bản tới các cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Tuấn Cường mời các cử tri phát biểu ý kiến, và đề nghị các phát biểu cần ngắn gọn, trúng vấn đề, tránh lan man, mỗi ý kiến không quá 5 phút.
Tiếp đó, Ông Nguyễn Hữu Mùi (TS, Phó Viện trưởng, Bí thư chi bộ) phát biểu ý kiến, nêu việc TS Nguyễn Xuân Diện ứng cử ĐBQH là thể hiện tinh thần công dân.Tiêu chuẩn người ứng cử ĐBQH có 5 điểm, tôi nhắc lại một số điểm là “Trung thành với Hiến pháp”, “Có phẩm chất đạo đức tốt”, “Lắng nghe ý kiến của người dân”. Chúng ta cũng nên quan niệm Hội nghị hôm nay như một hội nghị khoa học cơ quan.
Sau khi Ông Nguyễn Hữu Mùi phát biểu; Ông Nguyễn Tuấn Cường tiếp tục mời mọi người ai có ý kiến thì phát biểu, quanh các tiêu chí, tiêu chuẩn…
Hội nghị không ai phát biểu, mặc dù đã hỏi đến 03 lần.
Chủ trì cuộc họp mời Ông Nguyễn Xuân Diện – người ứng cử ĐBQH khóa 14 phát biểu.
Ông NGUYỄN XUÂN DIỆN phát biểu như sau:
Thưa đồng chí Trần Minh Tuấn, thưa đồng chí Nguyễn Tuấn Cường, thưa toàn thể hội nghị,
Trước hết, là một người ứng cử ĐHQH, và có cuộc họp hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn các vị đã đến đây để nhận xét và tín nhiệm đối với tôi ra ứng cử ĐBQH khóa 14. Thực ra, trước một cuộc hội nghị như thế này, là chúng tôi chỉ muốn trao đổi thẳng vào các câu hỏi của các vị cử tri trong cơ quan mình về các vấn đề. Trong khi chưa có các ý kiến của các cử tri, tôi cũng xin trao đổi một số vấn đề của các đơn thư tố cáo đối với tôi mà chị Trương Thị Thủy vừa đọc.
Thứ nhất là Đơn tố cáo về việc tôi khan man lý lịch của ông Nguyễn Đình Thắng số nhà 72 Cầu Gỗ, Hà Nội. Cho đến hiện nay chúng tôi ghi nhận mà chúng tôi chưa xác nhận tại địa chỉ đó có người tên đó làm đơn hay không. Cái này liên quan đến thanh danh của một con người. Vì vậy tôi phát biểu khi cơ quan công bố cái đơn đó. Và nếu như cơ quan an ninh hay cơ quan Viện Hán Nôm hay Viện Hàn lâm KHXH VN cuối cùng mà tôi xác minh ra tại địa chỉ 72 Cầu Gỗ không có người này thì sẽ phải trả lời với tôi; bởi vì đơn tố cáo vu khống rất nhiều. Tôi có khai man lý lịch trong mục “Kỷ luật” không? Tôi xin khẳng định là Không. Khi khai hồ sơ tôi đã phải hỏi ý kiến của rất nhiều đã từng tham gia ứng cử, các luật sư và tham khảo cả ý kiến của chị Trương Thị Thủy nữa. Theo hướng dẫn, thì chỉ những kỷ luật về đảng, kỷ luật về hành chính thì mới phải khai vào hồ sơ ứng cử. Thế còn xử phạt hành chính này nó giống như xử phạt hành chính vi phạm luật giao thông chẳng hạn.
Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Chúng tôi bị xử phạt hành chính là vào năm 2012.
Điều 74 khoản 1, Luật Xử phạt Hành chính quy định:
1.Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
và Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Vì vậy nói rằng tôi khai man trong lý lịch là tôi bác bỏ. Tôi không khai man lý lịch.
Thứ hai, văn bản của Cục An ninh Văn hóa, Bộ Công an về một số vấn đề, thì trước hết, tôi muốn nói việc lập blog hoặc fb cá nhân là một việc pháp luật không cấm, khi lập không phải trình báo đăng ký với bất cứ cơ quan nào. Và người dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm. Chúng ta ở đây rất nhiều người có FB.
Blog, FB là không gian ảo, có thể chập chờn, luôn bị hacker, bị chiếm dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với những thứ đó. Chỉ khi nào các cơ quan an ninh in các bài đó ra, và chỉ khi nào tôi xác nhận vào bản đó rằng đây là bài tôi viết, tôi đăng v.v. thì mới có thể nói tôi là người có liên quan đến các bài đó. Khi Thanh tra Sở TT – TT Hà Nội làm việc về mấy bài đó thì tôi không xác nhận vì nội dung sai lạc so với những gì mà tôi hiểu biết. Cuối cùng người ta mời hai ông Tổ trưởng dân phố ở phường Giảng Võ vào ký vào văn bản. Thế thì làm sao mà tôi chấp hành được cái văn bản sai như thế. Chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại nhưng không được trả lời một cách thỏa đáng.
Tiếp theo là các phản biện về dự án Bô Xít Tây Nguyên, Đường sắt cao tốc, quan hệ Việt – Trung, Công dân biểu tình…Trước hết, Quyền Biểu tình được các bản Hiến pháp ghi nhận. Hiến pháp 2013 hiện hành ghi nhận Quyền biểu tình tại điều 25. Biểu tình chống Trung Quốc, chống giàn khoan. Những phản biện khác cũng vậy.
Về Kiến nghị 72, tôi là một người ký tên. Nếu các ông thấy tôi không tuân thủ Hiến pháp thì mới có thể quy kết được tôi. Còn đây là nêu ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Tôi từ khi trở thành người trí thức, tôi nhận thức rằng một thiên chức của người trí thức là phản biện. Không thể nào vì lý do tôi phản biện mà quy kết cho tôi tội này tội khác được, kể cả tòa án.
Đây là cơ quan Viện Hán Nôm, là nơi các nhà trí thức của đất nước làm việc. Tôi chỉ có một tâm nguyện là đọc sách, nghe đàn, xem chèo và vui vẻ với các sinh hoạt văn hóa học thuật thôi, chứ tôi cũng không muốn tham gia để vào Quốc hội hoặc phản biện xã hội, đụng chạm đến cơ quan nọ cơ quan kia. Nhưng trước thực trạng của xã hội hôm nay như thế này: Kinh tế sa sút, văn hóa sa sút, lễ hội sa sút, lòng người ly tán như thế này, tôi thấy tôi có bổn phận là phải góp lên tiếng nói trong khuôn khổ của mình là MUỐN CÙNG QUỐC HỘI GIỮ CHO ĐƯỢC VĂN HÓA DÂN TỘC. Chỉ vậy thôi. Tôi hoàn toàn bác bỏ các tố cáo, cáo buộc đối với tôi của ông Nguyễn Đình Thắng ở 72 Cầu Gỗ, và Đại tá Phó Cục trưởng Cục An ninh văn hóa Nguyễn Tuấn Hưng và các cơ quan liên quan.
Tại hội nghị này, tôi đề nghị với lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm cung cấp cho tôi các bản sao các văn thư mà chị Thủy vừa đọc để tôi xử lý và trả lời công luận.
Với tấm lòng chân thành của mình đối với đất nước, với Tổ quốc và Nhân dân, đối với di sản văn hóa cha ông, tôi rất mong các anh các chị có cái nhìn khách quan và ủng hộ cho tôi đi tiếp một bước nữa trên con đường của một ứng cử viên ĐBQH.
CÒn tiếp
14h00 ngày Thứ Sáu 08.04.2016, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) tổ chức “Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác đối với người ứng cử ĐBQH khóa 14. Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 01 người ứng cử là Ông Nguyễn Xuân Diện.
Mở đầu, Bà Đỗ Thị Bích Tuyển (TS. Chủ tịch Công đoàn Viện) nêu lý do cuộc họp và giới thiệu khách mời.
Có 02 đại biểu là khách mời của hội nghị là:
1- Ông Trần Minh Tuấn, PGS.TS, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
2- Ông Nguyễn Đức Tâm, chuyên viên của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Bà Đỗ Thị Bích Tuyển thông báo chương trình Hội nghị.
Ông Nguyễn Tuấn Cường, TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì hội nghị.
Ông Nguyễn Tuấn Cường giới thiệu thư ký hội nghị là ông Dương Văn Hoàn.
(Không hỏi ý kiến biểu quyết).
Ông Nguyễn Tuấn Cường nêu ra các Nội quy cuộc họp: Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm hội nghị.
Tổng số cử tri có mặt: 61 vị (vắng 03 người là Bà Phạm Thùy Vinh, Ông Đinh Khắc Thuân, Bà Nguyễn Thị Dương).
Ông Nguyễn Tuấn Cường đọc 5 tiêu chuẩn đối với người ứng cử ĐBQH, và những trường hợp không được ứng cử ĐBQH.
Ông Nguyễn Tuấn Cường giới thiệu Bà Trương Thị Thủy (Thạc sĩ, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính) đọc tóm tắt Tiểu sử của người ứng cử ĐBQH và các văn bản liên quan.
Bà Trương Thị Thủy lên đọc:
- Sơ yếu lý lịch của Ông Nguyễn Xuân Diện.
- Đọc Đơn Tố cáo của Ông Nguyễn Đình Thắng có địa chỉ 72 Cầu Gỗ tố cáo Ông Nguyễn Xuân Diện khai lý lịch chưa trung thực về mục Các hình thức xử lý kỷ luật. Đơn cho biết Ông Diện khôn khai: Năm 2012 ông Nguyễn Xuân Diện bị Sở Thông tin Truyền thông (TT-TT) Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đến nay vẫn chây ỳ chưa chịu nộp phạt.
- Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã gửi Công văn đến Sở TT-TT HN để yêu cầu xác minh làm rõ nội dung đơn thư của ông Nguyễn Đình Thắng.
- Công văn hồi đáp của Sở TT –TT do Chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh ký xác nhận về việc Ông Nguyễn Xuân Diện bị Sở này xử phạt vi phạm hành chính. Và ông Nguyễn Xuân Diện không chấp hành quy định xử phạt hành chính.
- Công văn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có công văn hồi đáp công văn do Viện Nghiên cứu Hán Nôm đề nghị cung cấp thêm thông tin liên quan đến ông Nguyễn Xuân Diện. Theo đó, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thông báo có nhận được công văn số 727/A87-P4 của Cục An ninh văn hóa – Bộ Công an về việc ông Nguyễn Xuân Diện năm 2009 lập blog cá nhân để đăng tải các bài viết: Phản đối các dự án Bô xít Tây Nguyên, Đường sắt Cao tốc; Ký tên Kiến nghị 72; Cẩm nang biểu tình; Kêu gọi kích động biểu tình chống Trung Quốc. Ông Nguyễn Xuân Diện đã bị Sở TT –TT HN xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng và sau đó đã ra QĐ cưỡng chế vi phạm hành chính, nhưng đến nay chưa chấp hành. Công văn này cũng cho biết đã nhận được đơn của Ông Hoàng Đức Đồng, Thương binh nặng Hà Nội tố cáo ông Nguyễn Xuân Diện. Công văn của Cục An ninh Văn hóa, Bộ Công an do Đại tá Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Cục trưởng ký.
Ông Nguyễn Tuấn Cường: Nội dung phản ánh nằm ngoài chức năng của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nên chúng tôi đã gửi văn bản tới các cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Tuấn Cường mời các cử tri phát biểu ý kiến, và đề nghị các phát biểu cần ngắn gọn, trúng vấn đề, tránh lan man, mỗi ý kiến không quá 5 phút.
Tiếp đó, Ông Nguyễn Hữu Mùi (TS, Phó Viện trưởng, Bí thư chi bộ) phát biểu ý kiến, nêu việc TS Nguyễn Xuân Diện ứng cử ĐBQH là thể hiện tinh thần công dân.Tiêu chuẩn người ứng cử ĐBQH có 5 điểm, tôi nhắc lại một số điểm là “Trung thành với Hiến pháp”, “Có phẩm chất đạo đức tốt”, “Lắng nghe ý kiến của người dân”. Chúng ta cũng nên quan niệm Hội nghị hôm nay như một hội nghị khoa học cơ quan.
Sau khi Ông Nguyễn Hữu Mùi phát biểu; Ông Nguyễn Tuấn Cường tiếp tục mời mọi người ai có ý kiến thì phát biểu, quanh các tiêu chí, tiêu chuẩn…
Hội nghị không ai phát biểu, mặc dù đã hỏi đến 03 lần.
Chủ trì cuộc họp mời Ông Nguyễn Xuân Diện – người ứng cử ĐBQH khóa 14 phát biểu.
Ông NGUYỄN XUÂN DIỆN phát biểu như sau:
Thưa đồng chí Trần Minh Tuấn, thưa đồng chí Nguyễn Tuấn Cường, thưa toàn thể hội nghị,
Trước hết, là một người ứng cử ĐHQH, và có cuộc họp hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn các vị đã đến đây để nhận xét và tín nhiệm đối với tôi ra ứng cử ĐBQH khóa 14. Thực ra, trước một cuộc hội nghị như thế này, là chúng tôi chỉ muốn trao đổi thẳng vào các câu hỏi của các vị cử tri trong cơ quan mình về các vấn đề. Trong khi chưa có các ý kiến của các cử tri, tôi cũng xin trao đổi một số vấn đề của các đơn thư tố cáo đối với tôi mà chị Trương Thị Thủy vừa đọc.
Thứ nhất là Đơn tố cáo về việc tôi khan man lý lịch của ông Nguyễn Đình Thắng số nhà 72 Cầu Gỗ, Hà Nội. Cho đến hiện nay chúng tôi ghi nhận mà chúng tôi chưa xác nhận tại địa chỉ đó có người tên đó làm đơn hay không. Cái này liên quan đến thanh danh của một con người. Vì vậy tôi phát biểu khi cơ quan công bố cái đơn đó. Và nếu như cơ quan an ninh hay cơ quan Viện Hán Nôm hay Viện Hàn lâm KHXH VN cuối cùng mà tôi xác minh ra tại địa chỉ 72 Cầu Gỗ không có người này thì sẽ phải trả lời với tôi; bởi vì đơn tố cáo vu khống rất nhiều. Tôi có khai man lý lịch trong mục “Kỷ luật” không? Tôi xin khẳng định là Không. Khi khai hồ sơ tôi đã phải hỏi ý kiến của rất nhiều đã từng tham gia ứng cử, các luật sư và tham khảo cả ý kiến của chị Trương Thị Thủy nữa. Theo hướng dẫn, thì chỉ những kỷ luật về đảng, kỷ luật về hành chính thì mới phải khai vào hồ sơ ứng cử. Thế còn xử phạt hành chính này nó giống như xử phạt hành chính vi phạm luật giao thông chẳng hạn.
Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Chúng tôi bị xử phạt hành chính là vào năm 2012.
Điều 74 khoản 1, Luật Xử phạt Hành chính quy định:
1.Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
và Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Vì vậy nói rằng tôi khai man trong lý lịch là tôi bác bỏ. Tôi không khai man lý lịch.
Thứ hai, văn bản của Cục An ninh Văn hóa, Bộ Công an về một số vấn đề, thì trước hết, tôi muốn nói việc lập blog hoặc fb cá nhân là một việc pháp luật không cấm, khi lập không phải trình báo đăng ký với bất cứ cơ quan nào. Và người dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm. Chúng ta ở đây rất nhiều người có FB.
Blog, FB là không gian ảo, có thể chập chờn, luôn bị hacker, bị chiếm dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với những thứ đó. Chỉ khi nào các cơ quan an ninh in các bài đó ra, và chỉ khi nào tôi xác nhận vào bản đó rằng đây là bài tôi viết, tôi đăng v.v. thì mới có thể nói tôi là người có liên quan đến các bài đó. Khi Thanh tra Sở TT – TT Hà Nội làm việc về mấy bài đó thì tôi không xác nhận vì nội dung sai lạc so với những gì mà tôi hiểu biết. Cuối cùng người ta mời hai ông Tổ trưởng dân phố ở phường Giảng Võ vào ký vào văn bản. Thế thì làm sao mà tôi chấp hành được cái văn bản sai như thế. Chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại nhưng không được trả lời một cách thỏa đáng.
Tiếp theo là các phản biện về dự án Bô Xít Tây Nguyên, Đường sắt cao tốc, quan hệ Việt – Trung, Công dân biểu tình…Trước hết, Quyền Biểu tình được các bản Hiến pháp ghi nhận. Hiến pháp 2013 hiện hành ghi nhận Quyền biểu tình tại điều 25. Biểu tình chống Trung Quốc, chống giàn khoan. Những phản biện khác cũng vậy.
Về Kiến nghị 72, tôi là một người ký tên. Nếu các ông thấy tôi không tuân thủ Hiến pháp thì mới có thể quy kết được tôi. Còn đây là nêu ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Tôi từ khi trở thành người trí thức, tôi nhận thức rằng một thiên chức của người trí thức là phản biện. Không thể nào vì lý do tôi phản biện mà quy kết cho tôi tội này tội khác được, kể cả tòa án.
Đây là cơ quan Viện Hán Nôm, là nơi các nhà trí thức của đất nước làm việc. Tôi chỉ có một tâm nguyện là đọc sách, nghe đàn, xem chèo và vui vẻ với các sinh hoạt văn hóa học thuật thôi, chứ tôi cũng không muốn tham gia để vào Quốc hội hoặc phản biện xã hội, đụng chạm đến cơ quan nọ cơ quan kia. Nhưng trước thực trạng của xã hội hôm nay như thế này: Kinh tế sa sút, văn hóa sa sút, lễ hội sa sút, lòng người ly tán như thế này, tôi thấy tôi có bổn phận là phải góp lên tiếng nói trong khuôn khổ của mình là MUỐN CÙNG QUỐC HỘI GIỮ CHO ĐƯỢC VĂN HÓA DÂN TỘC. Chỉ vậy thôi. Tôi hoàn toàn bác bỏ các tố cáo, cáo buộc đối với tôi của ông Nguyễn Đình Thắng ở 72 Cầu Gỗ, và Đại tá Phó Cục trưởng Cục An ninh văn hóa Nguyễn Tuấn Hưng và các cơ quan liên quan.
Tại hội nghị này, tôi đề nghị với lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm cung cấp cho tôi các bản sao các văn thư mà chị Thủy vừa đọc để tôi xử lý và trả lời công luận.
Với tấm lòng chân thành của mình đối với đất nước, với Tổ quốc và Nhân dân, đối với di sản văn hóa cha ông, tôi rất mong các anh các chị có cái nhìn khách quan và ủng hộ cho tôi đi tiếp một bước nữa trên con đường của một ứng cử viên ĐBQH.
CÒn tiếp