Thi gói bánh chưng dâng lễ vật lên lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
.
.
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương 2016 không nhận
bánh chưng 2,5 tấn?
bánh chưng 2,5 tấn?
Mỵ Lương
Dân Việt
Thứ Hai, ngày 11/04/2016 15:19 PM (GMT+7)
(Dân Việt) “Tất cả những vật phẩm không đúng với thuần phong mỹ tục, văn hóa lịch sử truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chai rượu không lồ sẽ không được tiếp nhận. Còn với vật phẩm như: lục bình, tranh ảnh…sẽ được trưng bày”, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho hay.
Lễ hội Đền Hùng 2016 không nhận vật phẩm "khủng"
Thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây là liên quan đến thông tin về chiếc bánh chưng 2,5 tấn được hơn 50 nghệ nhân của công viên văn hóa Đầm Sen (TP.Hồ Chí Minh) cùng nhau thực hiện nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương 2016.
Cụ thể, để gói chiếc bánh chưng khổng lồ này cần 1.200 kg gạo nếp, 200 kg thịt heo, 300 kg đậu xanh, 300 kg lá chuối, 50 kg lá dong. Bánh được thực hiện gói vào chiều ngày 13.4 và được nấu trong 70 giờ. Ngay sau khi nghi thức cúng Quốc tổ, chiếc bánh chưng khổng lồ sẽ được cắt ra và mời tất cả thực khách tham quan vào vào lúc 10 giờ ngày 17.4.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hà Kế San – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khẳng định: “Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016”.
.
Thực tế, trong dịp Giỗ tổ, ngoài những vật phẩm như bánh chưng, bánh dày, chai rượu thuộc hàng “khủng”. Có không ít những hiện vật khác được nhân dân địa phương các tỉnh, các đoàn khối cơ quan cung tiến về các di tích đền, chùa, miếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Khu di tích Đền Hùng. Câu hỏi đặt ra là những vật phẩm sẽ được đặt tại đâu? Sẽ có những hướng dẫn cụ thể nào cho người có lòng muốn dâng hiện vật? Bởi thực tế không ít những trường hợp cung tiến hiện vật lạ vào di tích làm sai lệch không gian di tích cổ.
Giải đáp những thắc mắc đó, ông Hà Kế San cho biết, các cá nhân, đơn vị có lòng cung tiến hiện vật thì nên chọn những hiện vật mang ý nghĩa, giá trị tâm linh. Bên cạnh đó một phần thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng thơm thảo, biết ơn tiên tổ. Nhiều năm qua, không ít địa phương, các tỉnh cung tiến những cặp lục bình, tranh, ảnh...
“Chủ trương của UBND tỉnh Phú Thọ luôn trân trọng tiếp nhận những hiện vật đó. Tuy nhiên, tiếp nhận nhưng không có nghĩa phải đặt hiện vật vào đình, đền, di tích vì tất cả các hiện vật di tích đều đã được kiểm kê xác định bởi các cơ quan, ban ngành liên quan đến hệ thống di sản.
Vì vậy, hiện vật cung tiến sẽ có phòng di sản riêng để tiếp nhận tất cả những đồ cung tiến trong dịp Giỗ tổ này. Đặc biệt, ban tổ chức sẽ trưng bày những sản phẩm, hiện vật cung tiến của cả nước về Đền Hùng cho nhân dân đến tham gia lễ hội Đền Hùng 2016 về chiêm ngưỡng” – ông San cho hay.
Thứ Hai, ngày 11/04/2016 15:19 PM (GMT+7)
(Dân Việt) “Tất cả những vật phẩm không đúng với thuần phong mỹ tục, văn hóa lịch sử truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chai rượu không lồ sẽ không được tiếp nhận. Còn với vật phẩm như: lục bình, tranh ảnh…sẽ được trưng bày”, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho hay.
Lễ hội Đền Hùng 2016 không nhận vật phẩm "khủng"
Thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây là liên quan đến thông tin về chiếc bánh chưng 2,5 tấn được hơn 50 nghệ nhân của công viên văn hóa Đầm Sen (TP.Hồ Chí Minh) cùng nhau thực hiện nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương 2016.
Cụ thể, để gói chiếc bánh chưng khổng lồ này cần 1.200 kg gạo nếp, 200 kg thịt heo, 300 kg đậu xanh, 300 kg lá chuối, 50 kg lá dong. Bánh được thực hiện gói vào chiều ngày 13.4 và được nấu trong 70 giờ. Ngay sau khi nghi thức cúng Quốc tổ, chiếc bánh chưng khổng lồ sẽ được cắt ra và mời tất cả thực khách tham quan vào vào lúc 10 giờ ngày 17.4.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hà Kế San – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khẳng định: “Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016”.
.
Công viên văn hóa Đầm Sen (TP.HCM) chuẩn bị nguyên liệu gói
chiếc bánh chưng 2,5 tấn. (ảnh: BTC)
Thực tế, trong dịp Giỗ tổ, ngoài những vật phẩm như bánh chưng, bánh dày, chai rượu thuộc hàng “khủng”. Có không ít những hiện vật khác được nhân dân địa phương các tỉnh, các đoàn khối cơ quan cung tiến về các di tích đền, chùa, miếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Khu di tích Đền Hùng. Câu hỏi đặt ra là những vật phẩm sẽ được đặt tại đâu? Sẽ có những hướng dẫn cụ thể nào cho người có lòng muốn dâng hiện vật? Bởi thực tế không ít những trường hợp cung tiến hiện vật lạ vào di tích làm sai lệch không gian di tích cổ.
Giải đáp những thắc mắc đó, ông Hà Kế San cho biết, các cá nhân, đơn vị có lòng cung tiến hiện vật thì nên chọn những hiện vật mang ý nghĩa, giá trị tâm linh. Bên cạnh đó một phần thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng thơm thảo, biết ơn tiên tổ. Nhiều năm qua, không ít địa phương, các tỉnh cung tiến những cặp lục bình, tranh, ảnh...
“Chủ trương của UBND tỉnh Phú Thọ luôn trân trọng tiếp nhận những hiện vật đó. Tuy nhiên, tiếp nhận nhưng không có nghĩa phải đặt hiện vật vào đình, đền, di tích vì tất cả các hiện vật di tích đều đã được kiểm kê xác định bởi các cơ quan, ban ngành liên quan đến hệ thống di sản.
Vì vậy, hiện vật cung tiến sẽ có phòng di sản riêng để tiếp nhận tất cả những đồ cung tiến trong dịp Giỗ tổ này. Đặc biệt, ban tổ chức sẽ trưng bày những sản phẩm, hiện vật cung tiến của cả nước về Đền Hùng cho nhân dân đến tham gia lễ hội Đền Hùng 2016 về chiêm ngưỡng” – ông San cho hay.
_____________
.
.
Lễ hội Đền Hùng 2016 không nhận vật phẩm "khủng"
.
Mỵ Lương
Dân Việt
Thứ Tư, ngày 30/03/2016 11:46 AM (GMT+7)
(Dân Việt) “Với Giỗ tổ Đền Hùng năm nay, không có việc nhận bánh chưng, bánh giầy khủng trong lễ hội” – Ông Hà Kế San- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thông tin trong buổi họp báo sáng ngày 30.3 về Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ Hội Đền Hùng Bính Thân năm 2016.
Triệu người như thác đổ về Đền Hùng ngày giỗ Tổ
Lễ hội đền Hùng năm nay có gì mới?
Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ Hội đền Hùng năm Bính Thân 2016 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 12-16.4.2016 (tức từ ngày 6-10.3 AL) trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven Đền Hùng; các di tích đền thờ Hùng Vương và các doanh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó trung tâm là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và Thành phố Việt Trì.
.
Lễ Hội Đền Hùng 2016 là năm lẻ, do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 3 tỉnh: Hưng Yên, Bình Thuận và Cà Mau. Ông Hà Kế San- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng năm 2016 cho biết, lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới. “Lễ hội thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng bánh giày khủng tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016” – ông Hà Kế San khẳng định
Trong phần hội Lễ diễn ra phần trưng bày mẫu phác thảo Tượng đài Hùng Vương – Di tích lịch sử Đền Hùng xin ý kiến đóng góp của nhân dân. Đặc biệt, lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì 2016 (trình diễn, diễu hành trên đường Trần Phú và biểu diễn nghệ thuật tại Sân khấu Trống đồng). Các hoạt động bắn pháo hoa tầm cao; Liên hoan hát Xoan thanh thiếu nhi Thành Phố Việt Trì lần thứ III- 2016; Triển lãm sách, báo, tư liệu, chiếu phim phục vụ nhân dân…
Ban tổ chức cũng cung cấp đường dây nóng 0210.3860.026 hoặc 0210.6551.666 nhằm thông báo những địa điểm “chặt chém” để Ban tổ chức kịp thời can thiệp”.
Thứ Tư, ngày 30/03/2016 11:46 AM (GMT+7)
(Dân Việt) “Với Giỗ tổ Đền Hùng năm nay, không có việc nhận bánh chưng, bánh giầy khủng trong lễ hội” – Ông Hà Kế San- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thông tin trong buổi họp báo sáng ngày 30.3 về Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ Hội Đền Hùng Bính Thân năm 2016.
Triệu người như thác đổ về Đền Hùng ngày giỗ Tổ
Lễ hội đền Hùng năm nay có gì mới?
Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ Hội đền Hùng năm Bính Thân 2016 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 12-16.4.2016 (tức từ ngày 6-10.3 AL) trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven Đền Hùng; các di tích đền thờ Hùng Vương và các doanh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó trung tâm là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và Thành phố Việt Trì.
.
Thi gói bánh chưng dâng lễ vật lên lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ Hội Đền Hùng 2016 là năm lẻ, do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 3 tỉnh: Hưng Yên, Bình Thuận và Cà Mau. Ông Hà Kế San- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng năm 2016 cho biết, lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới. “Lễ hội thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng bánh giày khủng tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016” – ông Hà Kế San khẳng định
Trong phần hội Lễ diễn ra phần trưng bày mẫu phác thảo Tượng đài Hùng Vương – Di tích lịch sử Đền Hùng xin ý kiến đóng góp của nhân dân. Đặc biệt, lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì 2016 (trình diễn, diễu hành trên đường Trần Phú và biểu diễn nghệ thuật tại Sân khấu Trống đồng). Các hoạt động bắn pháo hoa tầm cao; Liên hoan hát Xoan thanh thiếu nhi Thành Phố Việt Trì lần thứ III- 2016; Triển lãm sách, báo, tư liệu, chiếu phim phục vụ nhân dân…
Ban tổ chức cũng cung cấp đường dây nóng 0210.3860.026 hoặc 0210.6551.666 nhằm thông báo những địa điểm “chặt chém” để Ban tổ chức kịp thời can thiệp”.